Nghiên cứu và trao đổi về thơ lục bát kì 3: NGẮT NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT. BIẾN THỂ "TỨ BẰNG" - Tạp chí văn học Hoa Sen

Breaking

Tạp chí văn học Hoa Sen

Tạp chí văn học Hoa sen


Tin tài trợ

Mật ong Nghệ Curcumin 470g - VIETNAMHONEY

Sale off 16%


 

Dầu gội Hà Thủ Ô - Hỗ trợ giảm rụng tóc hiệu quả





Saturday, January 12, 2019

Nghiên cứu và trao đổi về thơ lục bát kì 3: NGẮT NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT. BIẾN THỂ "TỨ BẰNG"

NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI.
KỲ III. NGẮT NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT. BIẾN THỂ "TỨ BẰNG".
Tác giả Phạm Hùng


Trong hình ảnh có thể có: 2 người, trong nhà

a. Lục bát truyền thống có cách ngắt nhịp chẵn với số từ tương ứng vd ở câu lục là 2/2/2 câu bát là 2/2/2/2.
- Tuy nhiên khi đọc điều này còn phụ thuộc vào ngôn từ mà người viết sử dụng.
Lý do không phải trong câu nào người ta cũng có thể viết 2 từ mà ngữ nghĩa của nó đã hoàn tất.
Cho nên việc ngắt theo nhịp chẵn nhưng là 4/2 hay 2/4 ở câu lục rồi 2/2/4 hay 4/4 hay 4/2/2 ở câu bát là chuyện bình thường. Miễn sao khi đọc cụm từ đủ ngữ nghĩa.
* Từ cách ngắt nhịp này xin lưu ý với các bạn hay trình bày thơ lb theo kiểu lục bát gãy (ngắt xuống dòng, bẻ cho câu thơ gãy nhỏ hơn cấu trúc 68) hãy chú trọng đến ngữ nghĩa của cụm từ khi ngắt...đừng làm cho câu "vụn quá" với các từ chưa mang đủ nghĩa.
b. Tuy nhiên ngay cả trong lục bát truyền thống vẫn có ngoại lệ ngắt nhịp lẻ ở câu lục.
- Câu lục khi chơi tiểu đối hoặc tiểu lặp. Ngắt nhịp 3/3 chia làm 2 vế và mỗi vế đối nhau hoặc lặp lại về ý. Người ta thường dùng dấu phẩy để ngăn đôi hai vế đối hoặc lặp ý trong câu lục.
- Đối trong thơ lục bát không quá cầu kỳ về thanh luật như thơ Đường luật, cốt chú trọng đối về nội dung. Đồng thời khi viết tiểu đối tiểu lặp ý ở câu lục thanh luật quy định "tứ trắc, nhị lục bằng" không còn hiệu lực nữa...luật về thanh lúc này "bất luận".
Vd.
"Đôi mắt biếc, bờ môi cong
Tóc huyền óng ả như dòng suối mơ."
c. Phá cách ngắt nhịp lẻ trong câu bát ở thơ lục bát hiện đại.
- Đọc đến đây ắt có bạn đưa ra thắc mắc...tại sao không có ở câu lục mà lại ở câu bát? Cũng xin nói rõ bởi ở câu lục ngắt nhịp lẻ hầu như những người hay viết lb đều hiểu rõ cách chơi tiểu đối tiểu lặp ý thành ra khi ngắt nhịp lẻ họ vận dụng ngay cách viết này. Đồng thời ngắt nhịp lẻ trong câu lục mà không viết đối hiệu quả không cao.
- Ngắt nhịp lẻ ở câu bát người ta có thể ngắt 2/3/3 hay 3/3/2 thậm chí 3/1/2/2 hoặc 3/5 hoặc 5/3 miễn các cụm từ đảm bảo ngữ nghĩa hoàn tất.
- Điều này tạo hiệu ứng mới lạ, đọc không nhàm chán với cách ngắt nhịp chẵn đều đều trong một bài lb.
Vd.
"Tự dưng nghĩa,tự dưng tình
Theo thời gian...Vút lung linh...rạng ngời."
** Tuy nhiên cũng khuyến cáo rằng...ngắt nhịp lẻ chỉ là "điểm xuyến" thi thoảng sử dụng một câu trong bài thơ lb. Nếu liên tục ngắt nhịp lẻ chưa chắc đảm bảo NHỊP của thơ lb đã có hiệu ứng tới người đọc. Đồng thời khi ngắt nhịp lẻ trong câu bát vẫn phải chú trọng đến thanh luật, gieo vần.
2. Biến thể TỨ BẰNG
a. Cái tên gọi biến thể Tứ Bằng thực ra xuất phát từ cách thức gieo vần của câu bát. Với dạng biến này thì câu lục giữ nguyên bình thường. Duy có câu bát thay đổi...đáng lẽ gieo "yêu vận"...vần lưng, vần bằng vào vị trí thứ 6 người ta chuyển nó vào vị trí thứ 4 của câu bát.
- Vị trí thứ 4 theo quy định là từ mang thanh trắc, nay chuyển sang thanh bằng và mang vần. Cho nên có sự xáo trộn về thanh luật ở câu bát. 2 vị trí 2 & 6 đúng ra mang thanh bằng giờ đổi ngược sang thanh trắc.
C6. X B X T X B(v)
C8. X T X B(v) X T X B
Vd.
Ta cùng thăm lại triền đê
Nơi (vọng) câu (thề) bên (cỏ) năm nao.
b. Luật "tiểu đối thanh bằng" ở câu bát khi viết biến thể Tứ Bằng.
- Đại đa số những người sử dụng biến này đều dùng thanh huyền cho vị trí thứ 4 khi gieo yêu vận...và vị trí thứ 8 là một từ mang thanh ngang.
- Tuy nhiên đó không phải là điều bắt buộc. Quý vị hoàn toàn có thể sử dụng ngược lại MIỄN là thực hiện ... vị trí gieo vần (4) mang thanh bằng khác với vị trí cuối câu (8).
Vd.
Ta về thăm lại chốn xưa
Một thủa gió (mưa) ướt đẫm câu (thề).
c. Biến thể Tứ Bằng và ứng dụng khi viết thơ lục bát.
- Là một dạng biến như chúng ta đã thấy, vẫn đảm bảo gieo vần cấu trúc câu không thay đổi.
Điểm khác ở đây chính là vị trí 2&6 trong câu bát. Liên hệ với việc dụng ngôn ở vị trí thứ 2 mà tại hạ đã nhắc tới ở kỳ 2. Khi bất chợt sử dụng từ mang thanh trắc ở vị trí này để tránh tình trạng đọc không suôn ngay lập tức quý vị chuyển yêu vận vào vị trí thứ 4 và dùng thanh trắc cho vị trí 6 nữa là hoàn tất một câu bát biến thể Tứ Bằng.
+++++++++++++++++++++++++++
XIN EM
Đôi mắt biếc
Bờ môi cong
Tóc huyền óng ả như dòng suối mơ.
Hồn xao xuyến
Dạ thẫn thờ
Em làm bao kẻ...ngẩn ngơ ngắm nhìn.
Van em đấy
Cho tôi xin
Nụ cười nắng tỏa làm tin trong nhà.
Mai này nếu phải chia xa
Tôi còn kỷ niệm mặn mà với em.
Xin nàng đấy
Đừng lặng im
Để tôi...phải kiếm phải tìm cõi mơ.
(Tôi) gửi hồn tôi cả vào thơ
Xin em (đấy), đừng để tôi chờ...hóa điên.
PH. 21.7.2017.
P/s. 2 câu cuối là một dạng biến thể khác của lb có tên là Lục Bát More (có nghĩa là lb thêm vào. Câu 6 khi thêm từ có thể thành 7,8 còn câu 8 thậm chí có lúc tới 12 từ.)

No comments:

Post a Comment