Nghiên cứu trao đổi về thơ lục bát- Kì 2 VỊ TRÍ GIEO VẦN VÀ THANH LUẬT - Tạp chí văn học Hoa Sen

Breaking

Tạp chí văn học Hoa Sen

Tạp chí văn học Hoa sen


Tin tài trợ

Mật ong Nghệ Curcumin 470g - VIETNAMHONEY

Sale off 16%


 

Dầu gội Hà Thủ Ô - Hỗ trợ giảm rụng tóc hiệu quả





Thursday, January 10, 2019

Nghiên cứu trao đổi về thơ lục bát- Kì 2 VỊ TRÍ GIEO VẦN VÀ THANH LUẬT

NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI.
Tác giả Phạm Hùng
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, trong nhà
KỲ II. VỊ TRÍ GIEO VẦN. THANH LUẬT QUY ĐỊNH CỦA THƠ LỤC BÁT THÔNG THƯỜNG.
1. Thơ Lục Bát xuất xứ từ đâu?
- Câu hỏi này đến bây giờ chưa có bất cứ nhà nghiên cứu nào đưa ra được đáp án. Và cũng xin khẳng định cùng quý hữu...chúng ta không thể có đáp án chính xác.
- Chỉ biết rằng Lục Bát là thể thơ lâu đời nhất của người Việt. Từ khi chúng ta chưa có chữ Quốc Ngữ như bây giờ...xa xôi hơn là khi dùng chữ Nôm, chữ Hán...thậm chí không có ngôn ngữ mà chỉ là truyền miệng bằng lời nói trong dân gian Lục Bát đã tồn tại trong ca dao, tục ngữ.
- Trải qua hàng ngàn đời, được vô số những thi nhân đúc kết và lưu truyền đến ngày nay. Lục Bát không cầu kỳ về niêm luật, hay gò đối như thơ Đường luật nhưng cũng có một số quy định về vị trí gieo vần và thanh luật.
2. Lục thanh trong tiếng Việt.
- Như quý vị đã biết chữ Quốc ngữ hiện nay chúng ta sử dụng là kết tinh của sự sáng tạo, vay mượn mà có. Bảng chữ cái hiện hành có đủ thanh dấu để chuyển tải sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt.
- Tiếng Việt có 6 thanh gồm: NGANG, HUYỀN, SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG.
- 6 thanh này người ta chia ra làm TRẮC & BẰNG để quy định cho thanh luật trong các thể loại thơ.
+ BẰNG: HUYỀN, NGANG (không có dấu)
+ TRẮC: HỎI, NẶNG, SẮC, NGÃ.
- Cũng 6 thanh này người ta lại chia làm 2 nhóm khác nữa theo âm lượng cao, thấp khi phát âm.
+ PHÙ BÌNH THANH (cao, bổng) gồm Ngang, Sắc, Ngã.
+ TRẦM BÌNH THANH (thấp, trầm) gồm Huyền, Hỏi, Nặng.
* Nhóm thứ 2 này không dùng để quy định thanh luật của thơ. Nó chỉ có tác dụng điều tiết độ du dương, trầm bổng của câu thơ. Khi sử dụng ngôn từ khéo léo, phân bổ thanh dàn đều, hoặc ở các vị trí nhất định nào đó trong câu.
3. Cấu trúc của thơ Lục Bát.
- Điều này rất đơn giản nhưng cũng nói sơ qua vì chính từ đây hình thành tên gọi của thể thơ này.
- Lục Bát là một thể thơ quy định số từ trong câu mở đầu gồm 6 từ (câu Lục)...câu kế tiếp là 8 từ (câu Bát)...rồi lại trở về câu 6 từ, lại câu 8 từ. (Riêng câu kết thúc không nhất định phải là một câu 8 )
- Một cặp câu 68 thôi cũng là một bài Lục Bát...hoặc nó có thể kéo dài không hạn định, tùy theo người sử dụng.

4. Vị trí gieo vần của thơ Lục Bát thông thường. (chưa bàn đến biến thể)
- Quy định là từ thứ 6 của câu Lục hạ vần xuống từ thứ 6 của câu Bát.(yêu vận...vần lưng) Tiếp theo đó từ thứ 8 của câu Bát hạ vần xuống từ thứ 6 của câu Lục kế tiếp. (cước vận...vần chân)
C6. 1 2 3 4 5 6(vần)
C8. 1 2 3 4 5 6 (vần) 7 8(vần 1)
C6. 1 2 3 4 5 6 (vần 1)
C8. 1 2 3 4 5 6 (vần 1) 7 8.
** Như vậy cứ yêu vận rồi chuyển qua cước vận...lại yêu vận rồi cước vận. Đây chính là cách để đảo vần, thay vần khác cho câu thơ không bị nhàm chán bởi một vần duy nhất.
(Từ đây nẩy sinh ra một lỗi bệnh của thơ LB...đó chính là phải tránh ở vị trí 6&8 của câu Bát không được để từ TRÙNG VẦN với nhau. Bởi nó sẽ dẫn tới 5 câu liên tiếp sử dụng một vần duy nhất.)
Ví dụ...đoạn thơ sau mắc lỗi như đã nêu:
"Đắng vành môi những thực hư
Biết đời ảo diệu thoảng như gió (trời)
Mà sao giây phút xa (rời)
Tâm còn lưu luyến khóc (NGƯỜI) tàn (HƠI)
Mưa ngoài trắng núi trắng (trời)
Mưa trong lòng cứ tơi (bời) trào tuôn"
(Q.P)
5. Quy định thanh luật của thơ Lục Bát.
a. Theo như tại hạ được biết, thủa sơ khai lb quy định rất đơn giản về thanh luật...gói gọn trong một câu "tứ trắc, lục bát bằng)
- Có nghĩa từ ở vị trí thứ 4 trong mỗi câu phải mang thanh trắc (điều này là bắt buộc...nếu vị trí đó sử dụng từ mang thanh bằng kể như "thất luật" rồi). Từ ở vị trí thứ 6 và 8 (câu bát mới có) là thanh bằng... Nghiễm nhiên phải thế bởi thơ lb chỉ yếu gieo vần bằng. (dù biến thể của thơ lb có cả gieo vần trắc nữa).
- Tuy nhiên ở vị trí 6&8 trong câu Bát có một luật khác nữa quy định về thanh.
+ Nếu từ thứ 6 mang thanh Ngang, từ thứ 8 phải mang thanh Huyền.
+ Nếu từ thứ 6 mang thanh Huyền, từ thứ 8 phải mang thanh Ngang.
(đây có thể gọi là luật "tiểu đối thanh bằng" trong câu bát.)
Ví dụ...câu bát sau mắc lỗi đã nêu vì 6&8 trùng thanh Huyền:
"Thu buồn rủ ngọn heo may
Thổi cho cánh lá...rụng ĐẦY khắp ĐƯỜNG"
b. Trải qua mấy ngàn năm thơ LB đã được cải tiến và quy định thêm đôi chút về thanh luật. Điều này thể hiện sự đa dạng, phong phú hơn trong quy định về thanh của tiền nhân nhằm cân đối về cấu trúc thanh bằng trắc trong mỗi câu thơ. Điều này cũng cho thấy sự phù hợp hơn khi phân bổ PHÙ, TRẦM nhằm tạo tính nhạc tích cực hơn cho câu thơ.
- Dưới đây là bảng luật thanh quy định cho thơ lb thông thường
C6. X B X T X B
C8. X B X T X B X B
C6. X B X T X B
C8. X B X T X B X B
X bất luận về thanh luật.
B thanh bằng.
T thanh trắc.
- Tuy vậy đây là bảng luật thanh sơ lược nhất. Và quý hữu hẳn sẽ thấy điều tại hạ nói ở mục 5.b dường như vô nghĩa. Vì chỉ có 4 vị trí bắt buộc thanh trắc trong khi 10 vị trí bắt buộc thanh bằng, chưa kể 14 vị trí bất luận khác đều có thể sử dụng thanh bằng (trong vòng có 28 từ 4 câu thơ)... Sự cân đối về bằng trắc ở đâu???
*** Thực ra có một khuyến cáo đi kèm bảng thanh luật trên như sau:
+ Ở các vị trí X bất luận dùng từ và phân bổ thanh sao cho trong 28 từ số lượng bằng/trắc chênh nhau khoảng 15/13 hay 16/12.
+ Vị trí thứ 7 của câu bát dùng thanh trắc cố định đọc sẽ hay hơn.
(ĐIỀU NÀY KHÔNG PHẢI LÀ BẮT BUỘC)
c. Vị trí thứ 2 trong mỗi câu thơ hạn chế dùng từ mang thanh trắc...và khi nào được dùng thanh trắc.
- Dùng khi là danh từ riêng chỉ tên người, địa danh. (vd: Trần Tộc, Văn Quế...Đà Nẵng, Quảng Ngãi v.v)
- Dùng khi là danh từ chung chỉ ngôi nhân xưng (Mẹ, Chị, Bác, Chú..v.v)
**** Khuyến cáo...nếu tránh được thì tránh, không nên dùng thanh trắc ở vị trí này vì đọc không suôn.
PH. 03.09.2017.
+++++++++++++++++++++++++++
EM ĐI (4)
Kể từ buổi ấy em đi
Hình như tôi... bỗng chai lỳ khác xưa
Học thêm gian trá, lọc lừa
Lời ong bướm...vẫn đong đưa thật nhiều.
Phớt lờ thiên hạ tôi điêu
Thủy chung son sắt là điều viển vông
Ngày theo tán tỉnh má hồng
Đêm về lặng lẽ ngồi trông bóng mình.
Bóng cười cái giọng khỉnh khinh
(Em đi...chợt nghĩa với tình thành điêu).

No comments:

Post a Comment