"Nếu như hai miền Nam Bắc không thống nhất vào ngày 30/4/1975 , Thì Việt Nam sẽ có những xu thế và chuyển biến gì với hai chính quyền khác nhau đối với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa?"
Nói về vấn đề này, nhiều người đưa ra những thông tin kiểu như "Những năm 1960, kinh tế Việt Nam Cộng hòa đứng thứ nhì châu Á, chỉ đứng sau Nhật Bản, nếu Việt Nam Cộng hòa thắng trận thì bây giờ kinh tế Việt Nam đứng top đầu châu Á, chỉ kém Nhật Bản; còn Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia không thể sánh bằng. Trước năm 1975 người Hàn Quốc còn sang Nam Việt Nam làm thuê".
Tuy nhiên, những con số thống kê của Ngân hàng thế giới (World Bank) phủ định hoàn toàn những thông tin trên. Đến năm 1975, GDP đầu người của Việt Nam Cộng hòa chỉ bằng 1/8 Indonesia, Thái Lan, Philippines, bằng 1/14 Hàn Quốc, 1/18 Malaysia; 1/50 Hồng Kông và Singapore; 1/170 Brunei, 1/100 Nhật Bản. Ngoài ra, phải tính tới hàng chục tỷ USD viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ cũng như chi tiêu của 600.000 lính Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Thái Lan ở miền Nam. Sự phồn vinh của Việt Nam Cộng hòa chỉ tập trung ở một số thành phố lớn nhờ vào nguồn viện trợ của Mỹ, hơn nữa ngay tại các thành phố chỉ có giới công chức, sĩ quan, doanh nhân và những người có trình độ cao mới được hưởng sự phồn vinh này, đa phần người lao động bình dân vẫn sống túng thiếu, còn tại nông thôn thì đại đa số nông dân sống dưới mức nghèo khổ. Sự so sánh giữa kinh tế miền Nam Việt Nam với Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore... đơn thuần chỉ là hoài niệm của thiểu số những người từng có thu nhập cao dưới chế độ cũ, hoặc những người không hài lòng với chế độ hiện tại, hơn là một tư duy chính xác về kinh tế.
Theo nghiên cứu của Jean-Pascal Bassino và Pierre van der Eng, năm 1969, GDP đầu người theo sức mua tương đương của Việt Nam Cộng hòa là 76 nghìn Yên Nhật (tỷ giá khi đó là 401 yên Nhật đổi 1 USD). Cùng năm đó, GDP đầu người của Nhật Bản là 607 nghìn Yên, Miến Điện là 34 nghìn Yên, Sri Lanka là 142 nghìn Yên, Indonesia là 102 nghìn Yên, Hàn Quốc là 150 nghìn Yên, Malaysia là 283 nghìn Yên, Philippines là 209 nghìn Yên, Đài Loan là 234 nghìn Yên, Thái Lan là 154 nghìn Yên
Tài liệu Risks and rewards in Vietnam's markets: business approaches to North and South Vietnam thống kê GDP đầu người của Việt Nam Cộng hòa năm 1974 là 65 USD/năm. So với các nước châu Á hồi đó thì mức bình quân đầu người này cao hơn các nước Bangladesh, Ấn Độ và Pakistan, tuy nhiên mức lạm phát là rất cao. Nguồn này cho rằng Việt Nam Cộng hòa có khả năng đạt tổng sản phẩm (GNP) cao hơn các nước như Afghanistan, Miến Điện, Campuchia, Philippines, Singapore, Hồng Kông, Lào, Malaysia, và New Zealand, tuy nhiên số liệu về mức tăng trưởng bị coi là thiếu chính xác và mơ hồ.
Theo nghiên cứu của Giáo sư kinh tế Đặng Phong, GDP của Việt Nam Cộng hòa năm 1974 là khoảng 300 tỷ đồng (tiền Việt Nam Cộng hòa), tỷ giá tháng 12/1974 là 685 đồng đổi 1 đôla, tức là tương đương với 438 triệu đôla, bình quân đầu người đạt 54 đôla Mỹ/người/năm. Cũng theo ông, năm 1975 nền kinh tế miền Nam phát triển hơn kinh tế miền Bắc, nhưng "giả tạo ở chỗ nó không tự nuôi nổi chính nó" nếu không có viện trợ của Mỹ (Mỹ viện trợ kinh tế khoảng 10 tỷ USD, chưa kể vài tỷ USD chi tiêu tại chỗ của quân viễn chinh Mỹ). Trong khi đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhận được khoảng 3,5 tỷ USD viện trợ kinh tế từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Câu hỏi đưa ra chỉ là nếu, “nếu” chỉ là một điều giả định, tuy nhiên với những bằng chứng nêu trên thì không thể khẳng định là đất nước sẽ tốt đẹp hơn nếu như không có cuộc tổng tiến công và nội dậy mùa xuân năm 1975. Lịch sử là điều ta không thể lựa chọn, và lịch sử luôn có cái lý của nó.
Nguồn tham khảo: Wikipedia
No comments:
Post a Comment