Nghiên cứu trao đỏi VỀ THƠ LỤC BÁT KÌ 1 - CÁCH HIỂU VÀ NHỚ BẢNG THÔNG VẦN - Tạp chí văn học Hoa Sen

Breaking

Tạp chí văn học Hoa Sen

Tạp chí văn học Hoa sen


Tin tài trợ

Mật ong Nghệ Curcumin 470g - VIETNAMHONEY

Sale off 16%


 

Dầu gội Hà Thủ Ô - Hỗ trợ giảm rụng tóc hiệu quả





Thursday, January 10, 2019

Nghiên cứu trao đỏi VỀ THƠ LỤC BÁT KÌ 1 - CÁCH HIỂU VÀ NHỚ BẢNG THÔNG VẦN

NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
Tác giả: Phạm Hùng
LỜI NGỎ
- Với Thơ yếu tố chủ đạo quyết định là Ý, Tứ là Cảm Xúc là Nghệ Thuật mà ngôn từ diễn đạt. Tuy nhiên bên cạnh đó Thơ là Văn Vần (và có Luật quy định riêng cho từng thể loại thơ...luật ở đây là quy định chung về số từ trong câu, là quy định về vị trí thanh v.v..).
- P. Hùng đăng bài với mục đích chúng ta cùng nghiên cứu, trao đổi, học hỏi lẫn nhau trong những yếu tố "hữu hạn" có thể có hoặc không trong Thơ.
Cụ thể là VẦN + LUẬT + NHỊP trong một số thể thơ truyền thống của người Việt như Lục Bát, Song Thất Lục Bát (bao gồm cả một số biến thể.)
- Rất mong quý thi hữu hưởng ứng và cùng nhau trau dồi kiến thức, phát huy những giá trị văn hóa của tiền nhân lưu lại.

Cách kiếm tiền hot nhất hiện nay
Tranh xé giấy của Phan Thu hà



KỲ I: CÁCH HIỂU VÀ NHỚ BẢNG THÔNG VẦN ĐƠN GIẢN NHẤT.
1. Trước khi đi vào nội dung chính tại hạ xin đưa ra vài nhận định mang tính cá nhân...có gì không đúng xin quý hữu lượng thứ và cùng góp ý.
- Thơ cần giữ Vần, Luật, Nhịp nhằm một mục đích làm cho câu dễ đọc, suôn mượt, trầm bổng, du dương.
- Một tác phẩm sẽ càng hoàn thiện hơn khi Ý, Tứ cùng Vần, Luật được đảm bảo.
- Chính Vần đọc êm và suôn nhất...tuy nhiên trong lúc viết nếu sử dụng Thông Vần vốn từ vựng sẽ được mở rộng, câu thơ có nhiều đất để diễn, sẽ bay bổng và phiêu hơn.


2. Thông Vần
- Thông vần hiểu đơn giản là những vần khi đọc lên có âm vực gần giống nhau.
- Từ "đồng âm đồng nghĩa" thì không được coi là vần. Từ "đồng âm dị nghĩa" được coi vần. (Trong ba câu liên tiếp phải đảm nhiệm vị trí gieo vần mà lặp lại từ đã dùng thì phải tuân thủ quy định này)
* Tại hạ không đưa ra khái niệm cơ bản về Từ hay Chữ ở đây...chỉ nhắc tới Thông Vần và cách nhớ để khi sử dụng cho thuận tiện. (Mong quý vị hiểu cho)
3. Cách nhớ Thông Vần đơn giản nhất.
a. Sơ lược về nguyên âm và phụ âm trong bảng chữ cái (hiện đang sử dụng)
- Người ta dựa trên nghiên cứu khoa học về độ khép, mở của thanh quản cũng như "sự cộng tác" của lưỡi khi phát âm mà quy định
+ Có 12 nguyên âm gồm ...
A. Ă. Â. Ơ. Ư. U. O. Ô. Ê. E. I. Y
+ Còn lại tất cả là phụ âm (và là phụ âm đơn...ngoài ra phụ âm có thể kết hợp với nhau hoặc với nguyên âm mà tạo thành phụ âm kép)
B.Đ.C.T.L.N.M.P.Q.F.X.Z.S.G.K.H...NGH, QU, NG, NH, CH, GI.
b. Vần
- Vần có thể là nguyên âm đơn lẻ...vd: a, o, e
- Vần có thể là nguyên âm kết hợp với nhau...vd: ơi, ua, ay, uya.
- Vần có thể do nguyên âm kết hợp cùng phụ âm. Nhưng tuyệt đối không có vần là kết hợp giữa Phụ âm + Nguyên âm hay Phụ âm + Phụ âm. Vd: an, em, ông, oong, ưng, inh, ênh, ach v.v.
** Lưu ý không phải phụ âm nào cũng có thể tạo thành Vần...một số phụ âm chỉ có thể đứng trước nguyên âm trong từ. vd: B. Đ. G. H. L. X. Z. K
c. Do đặc tính âm vị học người ta chia thành các nhóm thông nhau dưới đây
Nguyên âm
- A. Ă. Â
- A. Ơ
- Ư. Ơ
- U. O. Ô
- Ê..E. I. Y
Phụ âm
- C. T. P. CH
- M. N. NG. NH
*** Theo các nhóm đã chia bên trên chúng ta chỉ cần nhớ những điều cơ bản sau...khi muốn xét xem vần có thông nhau hay không.
- Nguyên âm cùng nhóm.
- Cùng một nguyên âm và phụ âm cùng nhóm...vd: at, ac, ap, ach
- Cùng một phụ âm và nguyên âm cùng nhóm...vd: êt, et, it hay là ôm, um, om
- Trường hợp Nguyên âm và Phụ âm chỉ cùng nhóm chứ không có chung thì gọi là Thông Vần xa (cảnh báo hạn chế sử dụng...lý do: đọc ít có sự liên quan về âm vực)
**** Chúc quý thi hữu tràn đầy thi hứng, góp ý để chủ thớt và bầu bạn cùng trau dồi thêm tri thức.
PH. (Còn nữa)

No comments:

Post a Comment