Nghiên cứu và trao đổi về thơ lục bát kì 4: CÁCH DỤNG THANH TẠO TRẦM BỔNG TRONG THƠ LỤC BÁT - Tạp chí văn học Hoa Sen

Breaking

Tạp chí văn học Hoa Sen

Tạp chí văn học Hoa sen


Tin tài trợ

Mật ong Nghệ Curcumin 470g - VIETNAMHONEY

Sale off 16%


 

Dầu gội Hà Thủ Ô - Hỗ trợ giảm rụng tóc hiệu quả





Saturday, January 12, 2019

Nghiên cứu và trao đổi về thơ lục bát kì 4: CÁCH DỤNG THANH TẠO TRẦM BỔNG TRONG THƠ LỤC BÁT

CHUYÊN MỤC: NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI.

KỲ IV. CÁCH DỤNG THANH TẠO TRẦM BỔNG TRONG THƠ LỤC BÁT.
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, trong nhà
1. Nhắc lại về mức độ cao thấp (trầm, bổng) của 6 thanh.

- Xin quý hữu lưu ý...đây không phải là chia nhóm để quy định cho thanh luật.
+ Trầm bình thanh: Huyền, Hỏi, Nặng.
+ Phù bình thanh: Ngang, Sắc, Ngã.

- Khoa học đã nghiên cứu, âm vực thấp nhất trong 6 thanh là thanh Huyền, cao nhất là thanh Ngã (khi viết tại hạ đã sắp xếp theo thứ tự lần lượt của cả 2 nhóm. Nếu quý vị nào muốn kiểm tra cứ vui lòng tự phát âm À, Ả, Ạ, A, Á, Ã sẽ thấy điều tại hạ nói có chính xác hay không)

2. Các vị trí quan trọng trong câu của thơ lục bát.

- Như đã nói ở các kỳ trước...đó là vị trí 2,4,6,8. Tại sao các vị trí này quan trọng mà không phải là 1,3,5,7? Thưa quý hữu lb thường ngắt nhịp chẵn...khi đọc hoặc kể cả diễn ngâm người ta buộc phải dừng lại, nhấn nhá ở các điểm này. Đồng thời đó cũng là các vị trí mà vần gieo bắt buộc rơi vào (6 hoặc 8 )

3. Để tạo được độ mượt mà cho câu, hay nói cách khác là muốn cho câu thơ có độ trầm bổng khi đọc các vị trí này cần phân bổ sao cho các thanh mang âm vực cao thấp khác nhau. Sau đây là một số nguyên tắc (tuy nhiên tại hạ cũng nói rõ...đây là điều không "bắt buộc" nó chỉ có tác dụng bổ trợ, nếu thực hiện được khi viết câu thơ sẽ hoàn thiện hơn)

+ Vị trí 2&6 của câu lục mang thanh bằng phải khác nhau về Ngang, Huyền.  Vị trí 4 mang thanh trắc có thể linh động hơn. Vị trí 1,3,5 dù trắc hay bằng thì cũng nên xen kẽ lúc cao lúc thấp tùy theo ngôn từ quý vị sử dụng.

+ Vị trí 2&6 của câu bát thì thoải mái hơn câu lục vì ở đây có "luật tiểu đối thanh bằng 6&8" sẵn rồi. Các vị trí 1,3,5 cũng tương tự như câu lục.

+ Vị trí thứ 7 của câu bát thường xuyên dùng thanh trắc sẽ tốt hơn dù nó thuộc nhóm Trầm hay Phù.

+ Khi gieo vần...vì lục bát thường chỉ gieo vần bằng (có gieo vần trắc nhưng ít người viết) quý vị cần liên tục đảo thanh bằng. Nghĩa là ở điểm gieo vần này câu trên mang thanh Huyền thì câu dưới mang thanh Ngang rồi tiếp tục trở về Huyền. (hay là Ngang - Huyền - Ngang).

* LƯU Ý
- Trong một câu không dùng quá nhiều từ mang thanh thuộc một nhóm Trầm hoặc Phù.
- Không dùng quá nhiều từ liên tiếp mang một thanh.

Vd...
Em ơi sao nỡ xa nhau.
Chiều buồn ngồi nhặt hạt sầu.
(Đọc không có độ lên xuống mà cứ đều đều cao hoặc thấp => tính nhạc của câu không cao).

============================


EM ĐI (2)

Em đi...để lại con đường
Chiều nay gió cuộn lá vương nỗi sầu
Bây giờ chẳng biết về đâu
Ngẩn ngơ bước lạc, bên cầu ngẩn ngơ.

Em đi...chiều cũng mịt mờ
Để dòng thơ mãi lửng lơ, không thành
Đâu ngày tháng cũ tình xanh
Má hồng e ấp dưới nhành hoa tươi.

<
Em đi...vắng bặt tiếng cười
Lời xưa ước hẹn buông rơi giữa dòng
Ráng chiều thơ thẩn chờ mong
Sao hoàng hôn vắng...để tròng mắt cay?

Em đi...
về phía tháng ngày
Không anh...
Liệu có, có day dứt lòng?


PH. 31.7.2017.

No comments:

Post a Comment