Top 6 Lời khuyên từ thiền sư Thích Nhất Hạnh để có cuộc sống cân bằng hơn - Tạp chí văn học Hoa Sen

Breaking

Tạp chí văn học Hoa Sen

Tạp chí văn học Hoa sen


Tin tài trợ

Mật ong Nghệ Curcumin 470g - VIETNAMHONEY

Sale off 16%


 

Dầu gội Hà Thủ Ô - Hỗ trợ giảm rụng tóc hiệu quả





Friday, March 15, 2019

Top 6 Lời khuyên từ thiền sư Thích Nhất Hạnh để có cuộc sống cân bằng hơn

Top 6 Lời khuyên từ thiền sư Thích Nhất Hạnh để có cuộc sống cân bằng hơn

Sau gần một đời tu tập, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã "ngộ" ra được rất nhiều đạo lý trong vũ trụ và cuộc sống. Ông đã chu du khắp năm châu bốn biển, từ Á sang Âu, để chia sẻ cho mọi người những đạo lý này.
Dưới đây là 6 đạo lý và phương châm sống mà ai cũng có thể áp dụng:

1/ Tình yêu (Love) không thể tồn tại nếu không có sự thấu hiểu (Understanding)

Bạn đã bao giờ gặp trắc trở trong tình yêu, và tự hỏi: "tại sao tôi yêu thương cô ấy/anh ấy nhiều đến vậy, cho đi nhiều đến vậy, mà không được nhận lại bao nhiêu?". Theo như quan điểm của thiền sư, sở dĩ việc này xảy ra là bởi vì cách mà bạn trao đi tình yêu không giống với cách mà người bạn yêu muốn được nhận lại.
Nguyên nhân có thể là do quan niệm về tình yêu của 2 bạn quá khác nhau(không hạp nhau về mặt chemistry/"khí chất" trong lối nói của người phương Tây). Bởi thế nên, chúng ta cần phải học cách trao tặng tình yêu đúng theo cách mà người đó muốn được nhận lại. Để thực hiện được điều này, trước tiên ta cần phải hiểu được thật rõ người mình yêu là người như thế nào, và có những mong muốn gì trong cuộc sống.
thich-nhat-hanh-tinh-yeu
Nguồn: nhatkycuame.net
Thiền sư cũng từng chia sẻ: trong tất cả các nhu cầu của con người, thì nhu cầu yêu thương và thấu hiểu là hai nhu cầu mạnh mẽ nhất. Các nhà khoa học và triết gia thà bỏ ăn uống, ngủ nghỉ, nhất định kiên quyết theo đuổi và tìm kiếm chân lý. Đức Phật xưa kia cũng đã từ bỏ cuộc sống giàu sang, phú quý vì ngài đã hiểu được sự đau khổ của nhân loại, vì thế muốn đem yêu thương và trí tuệ đến với họ.

2/ Luôn sống trong khoảnh khắc hiện tại (Live in the present moment)

Đây là một trong những lời khuyên đến từ Phật Giáo mà tất cả chúng ta ai cũng từng được nghe qua, thậm chí đồng tình với nó. Tuy nhiên, có mấy ai trong số chúng ta thực sự chú tâm thực hiện theo lời khuyên này?
Theo như thiền sư Thích Nhất Hạnh, một trong những nguyên nhân khiến cho việc sống trong khoảnh khắc hiện tại thật khó khăn là do con người chúng ta luôn có khuynh hướng mong đợi một "hạnh phúc trong tương lai" xa xăm nào đó. Chúng ta, đặc biệt là trong môi trường làm việc hiện đại, luôn phải viết ra và thực hiện theo các kế hoạch, các dự án, vốn chỉ tồn tại trong một tương lai giả định nào đó.
thich-nhat-hanh
Nguồn: luatnhanqua.com
Việc này khiến cho chúng ta thường xuyên quên mất rằng cái "tương lai" đó không hề có thực. Chúng ta không/chưa thể sống trong cái tương lai đó. Chỉ có khoảnh khắc hiện tại là thực.
Tương tự, thiền sư cho biết, việc học hỏi từ quá khứ là điều quan trọng, nhưng nó không phải là nơi mà chúng ta đang sống trong. Chúng ta luôn luôn chỉ có thể sống trong khoảnh khắc hiện tại. Phương pháp mà chúng ta có thể áp dụng, theo thiền sư, là sử dụng Chánh Niệm (tìm hiểu kỹ hơn về "chánh niệm" tại đây) mỗi khi nhận ra suy nghĩ của chúng ta đang bị sa lầy vào tương lai hoặc quá khứ.

3/ Trân trọng và chấp nhận tất cả các cảm xúc

Thiền sư chia sẻ, một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến con người đau khổ là bởi vì chúng ta thường cố gắng chống lại hoặc kìm hãm những cảm xúc tiêu cực (khác với suy nghĩ tiêu cực) của mình.
Khi chúng ta cảm thấy đau khổ, chúng ta luôn cố gắng tìm ra mọi cách thức để thoát khỏi cảm giác đau khổ đó. Việc này có thể đem lại thành công và sự thoải mái tạm thời, nhưng không lâu sau những cảm xúc đó sẽ quay trở lại. Do đó, việc chúng ta nên làm là hãy chấp nhận cảm xúc tiêu cực đó, bởi chúng đến rồi sẽ đi, đó là quy luật chung của vạn vật trong vũ trụ này.
thich-nhat-hanh-quan-diem
Nguồn: Giáo hội Phật Giáo Việt Nam
Để thực hiện được việc này, thiền sư khuyên rằng chúng ta nên nhìn nhận cuộc sống như một ngôi trường nơi ta có thể học tập và trải nghiệm tất cả các loại cung bậc cảm xúc đa dạng, nên chúng ta không có lý do gì để chống lại và kìm hãm những cảm xúc tiêu cực.

4/ Không trách móc người khác

Khi chúng ta trách móc và đổ hết trách nhiệm cho người khác, ngay lập tức có 2 bất cập theo sau: tâm trí chúng ta sẽ bị xâm chiếm bởi cảm xúc tiêu cực, đến từ việc trách móc người đó; và vấn đề đó có nhiều khả năng sẽ không bao giờ được giải quyết thỏa đáng, vì chúng ta đang chối bỏ phần trách nhiệm của mình.
Nói về vấn đề này, thiền sư đã đưa ra ví dụ: khi chúng ta trồng cây, nếu cây yếu ớt không mọc được, chúng ta thường sẽ cặm cụi tiếp tục tưới cây, bón phân cho cây cho đến khi nó trở nên cao lớn, chứ không bao giờ trách móc nó.
thich-nhat-hanh-blame
Nguồn: fascinatingwomanhood.com
Theo như thiền sư Thích Nhất Hạnh, nếu như con người có thể áp dụng cách suy nghĩ này trong việc tiếp cận và giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ thường ngày, thì con người sẽ có thể đối xử với nhau theo cách hài hòa hơn, và cùng nhau đạt được hạnh phúc.

5/ Hãy luôn sống thật với chính mình

Thiền sư cũng đã đưa ra lời khuyên rằng cho dù bạn được sinh ra là con người như thế nào, đẹp xấu hay khác người như thế nào, nhiệm vụ tiên quyết của bạn là phải chấp nhận và yêu thương chính mình.
Bởi lẽ chỉ khi có khả năng yêu thương chính mình, chúng ta mới có thể gieo mầm tình yêu thương từ bên trong chính chúng ta, tạo cơ sở cho sự chia sẻ yêu thương với những người khác. Chúng ta không thể yêu thương người khác, khi chúng ta không biết cách yêu thương bản thân.
12
Nguồn: THICH MINH HIEU
Thiền sư cũng chia sẻ, nếu bạn sinh ra là một bông sen, hãy trở thành một bông sen tuyệt đẹp, đừng cố gắng trở thành hoa mộc lan. Việc sống cuộc sống của mình theo ý của người khác cuối cùng sẽ chỉ mang lại đau khổ cho bạn.

6/ Hạnh phúc là khi ta có sự bình yên trong tâm hồn (peace-of-mind)

Hầu hết chúng ta, khi được hỏi về định nghĩa của hạnh phúc, thường nghĩ rằng hạnh phúc đồng nghĩa với trạng thái vui thích tột độ, cảm xúc lâng lâng trên mây xanh. Nhưng quan điểm của thiền sư Thích Nhất Hạnh về khái niệm "hạnh phúc" lại rất khác.
Đối với thiền sư, hạnh phúc là khi chúng ta đạt được trạng thái cân bằng và có được cảm giác thanh thản và bình yên trong tâm hồn. Hạnh phúc không phải là những khoái cảm và cảm giác kịch tính đến từ những tác nhân bên ngoài. Nói như vậy cũng có nghĩa là, chỉ có tự chúng ta mới có thể mang lại hạnh phúc đích thực cho chúng ta.
thich-nhat-hanh-quote
Nguồn: Goalcast
Ngoài ra, thiền sư cho biết, hạnh phúc cũng có nghĩa là buông bỏ (letting go). Khi chúng ta nuôi dưỡng tâm lý tranh đấu và luôn cố gắng thỏa mãn những nhu cầu vị kỷ của mình, thì chúng ta sẽ khó có thể đạt được trạng thái cân bằng.

Lời kết

Hứa Văn Cường và Trình Trình đã phải trải qua một cuộc đời đầy bão táp và bi ai, bị cuốn vào vòng xoáy bất tận của tình yêu và thù hận, nên tới cuối bộ phim rốt cục cũng không thể đến được với nhau. Có thể nói, thông điệp mạnh mẽ nhất của bộ phim chính là hãy học cách tha thứ, học cách buông bỏ thù hận và lợi ích trước mắt, vì đó là cách để chúng ta thoát khỏi khổ đau cõi trần.
photo1464604326847-1464604326888
Một cảnh trong phim "Tân Bến Thượng Hải". Nguồn: Soha
Về phía bạn đọc, bạn cảm thấy ưng ý nhất với lời khuyên nào của thiền sư Thích Nhất Hạnh? Hãy cùng chia sẻ trong phần bình luận của bài viết này nhé!
(Sưu tầm)

No comments:

Post a Comment