![]() |
Tác giả Hồ Viết Bình |
Hơn bốn mươi năm rồi đấy anh ơi
Hồn anh trôi nổi ở phương trời nào?
Bao nhiêu năm nước mắt mẹ tuôn trào
Chờ đợi mãi, mẹ thành người thiên cổ.
Nghe dưới chân mình cây cỏ kháo nhau
Có một mùa hè đỏ lửa thương đau
Nơi đây đã chôn vùi bao liệt sĩ.
Hoặc báo mộng để em tìm bằng được
Trước khi mất mẹ chỉ còn điều ước
Đưa Anh về cho có mẹ có con.
Điều ước ấy vẫn chưa thành hiện thực
Bao kỷ niệm còn nguyên trong ký ức
Anh đang ở đâu? Sao mãi không về
Để lòng em luôn nức nở tái tê.

Hoà bình đã bốn ba năm
Ngày này mẹ lại ghé thăm con mình
Cái ngày kết thúc chiến tranh
Là lúc con mẹ phải nằm ngủ yên
Nỗi đau cứa nát con tim
Thấm trong da thịt những đêm nhọc nhằn
Cảm ơn mẹ đã sinh thành
Các anh chiến đấu để dành quê hương
Bây giờ mắt mẹ mờ sương
Vẫn trông vẫn ngóng con thương từng ngày
Chao ôi lòng mẹ rộng thay
Biển nào để sánh lòng này mẹ ơi
Nhìn mẹ con cũng bùi ngùi
Biết bao giọt lệ ngắn dài rơi rơi
Để cho đất nước đẹp tươi
Mẹ dâng Tổ quốc cuộc đời con yêu.

Con trai của mẹ chỉ còn một chân
Trải qua khốc liệt chiến tranh
Một phần thân thể đã thành than tro
Mặc dù chân duỗi chân co
Xe con chở mẹ ro ro trên đường
Để mẹ thăm phố thăm phường
Nhớ buổi mẹ tiễn lên đường mẹ ơi
Nhìn con nước mắt mẹ rơi
Nhìn mẹ con thấy rối bời tâm can
Những đêm leo dốc vượt ngàn
Nhớ đôi mắt mẹ ngập tràn yêu thương
Nhớ đêm trúng đạn bị thương
Bác sĩ bảo cắt đoạn trường chân con
Nghe xong lòng dạ héo hon
Lấy đâu chân để chăm nom mẹ già
Nhưng rồi con cũng vượt qua
Để về bên mẹ tuổi già cô đơn
Bây giờ mẹ cố gắng lên
Cùng con đi khắp mọi miền quê hương.
Ngày hoà bình cả nhà cùng háo hức
Đón anh về nước mắt bỗng rơi rơi
Hai chân anh để lại chiến trường rồi
Ôm lấy mẹ với đôi chân bằng gỗ.
Anh về rồi gian khổ có hề chi
Ôm lấy em chẳng nói nổi câu gì
Đôi vai gầy mấy khi run nức nở.
Làm người thầy dạy dỗ trẻ mồ côi
Giọng nói anh nghe day dứt bồi hồi
Kể các em nghe một thời khói lửa.
Tiếng đàn anh nhắc nhở các em thơ
Những hy sinh, những mất mát vô bờ
Các em hỡi! Đừng bao giờ quên nhé.
(P/s: viết về tháng 7, tháng tri ân các anh hùng liệt sĩ, thương binh...) 22/7/18
Mẹ chờ anh từ khi còn rất trẻ
Đến bây giờ mẹ đã hoá cỏ cây
Em chờ anh khi đôi má hây hây
Mà giờ đây sạm một màu lam lũ.
Nay theo anh cầm súng giữ biên thùy
Em một mình thui thủi nhớ người đi
Con nhắn tin về, anh thì biền biệt.
Lệ khô rồi, tiếng nấc nghẹn trong tim
Mấy năm nay con nhớ bố đi tìm
Hình bóng bố in vào miền ký ức.
Đưa anh về cho có mẹ có con
Bao năm qua cây cỏ đã xanh non
Điều ước ấy vẫn còn xa vời vợi.
Quê hương mình đổi mới đẹp biết bao
Về đi anh để cảm thấy tự hào
Có một phần công lao mình trong đó.
Màu yêu thương, màu chung thủy đợi chờ
Anh ra đi lúc em tuổi ngây thơ
Một lời hứa em chờ và hy vọng.
Ở quê nhà xoan tím giật mình rơi
Em biết anh đang giữ đảo tiền tiêu
Gặp hiểm nguy, tàu chơi vơi trên biển.
Em cầu trời gió đổi hướng Tây - Đông
Mang hương xoan lẫn hơi ấm tình nồng
Đến với anh đang bềnh bồng trên sóng.
Ngày anh về đoàn tụ với người thân
Về với em người con gái trong ngần
Vẫn một lòng trung trinh chờ anh mãi.
14/3/2019 nhớ sự kiện Gạc ma.
Hè đến rồi về trường cũ không anh
Em vẫn chờ sau khoảng sân trống vắng
Chỗ khi xưa hai đứa mình im lặng
Cầm tay nhau trao tặng chiếc khăn hồng.
Trong nhung nhớ bóng hình anh ẩn hiện
Đứng hiên ngang trên boong tàu vượt biển
Thấy lòng mình xao xuyến lệ rưng rưng.
Em vui mừng đón anh về trường cũ
Bao năm tháng đợi chờ và ấp ủ
Gặp lại nhau cũng đủ ấm cõi lòng.
Xoè tán rộng mênh mông che trường mới
Chỗ chúng mình ngày xưa thường lui tới
Tím một màu chờ đợi - Tím bằng lăng.
27/5/19.
Thoả những ngày cách xa nhau vời vợi
Thoả những ngày mẹ trông mong, chờ đợi
Đón con về bằng ngọn khói trầm hương.
HVB.
Anh trở về lận đận mưu sinh
Mặc dù thương tích trên mình
Nhưng không có sổ thương binh bao giờ.
Đã bao lần hành khất cửa quan
Bực mình tay đập lên bàn
Nhưng thôi đành chịu mình làm kiếm ăn.
Chưa bao giờ cầm súng một ngày
Thế mà có sổ cầm tay
Anh cười anh bảo chúng bay rất tồi.
Đã trải qua với đủ thứ nghề
Làm điện, làm mộc, làm nề
Cuộc đời vất vả chẳng hề kêu ca.
Phải gồng mình cán đống mì tươi
Mệt nhoài anh nở nụ cười
Vết thương tái phát vẫn vui hoà bình
No comments:
Post a Comment